Preaload Image

Heading

Làm thế nào để tạo động lực cho con?

Làm thế nào để tạo động lực cho con?

Ba mẹ có từng thắc mắc❓sao một số trẻ lại tự giác làm bài tập về nhà hay tự giác làm việc gì đó mà không cần phải có sự nhắc nhở thường xuyên của người lớn trong khi một số trẻ khác lại không. ➡️Đó là vì có một số trẻ bẩm sinh đã có tính tự giác và tự đặt ra mục tiêu cũng như tự tạo động lực cho bản thân trong khi có một số trẻ không có được kỹ năng bẩm sinh này mà cần phải có một chút sự thúc đẩy để có thể hoàn thành công việc nào đó.
💥Ba mẹ hãy quan sát để biết con mình có phải là đứa trẻ cần tạo động lực mỗi khi con làm việc gì hay không? Ba mẹ có thường xuyên sử dụng giải thưởng vật chất để khuyến khích con hay không? Hay ba mẹ có phải thường xuyên la mắng vì con không hoàn thành việc được giao?
💥Theo các nghiên cứu thì việc dùng phần thưởng vật chất để khen tặng hay ngược lại là la mắng, trừng phạt khi con không hoàn thành nhiệm vụ được giao luôn luôn không phải là một cách thức tối ưu để tạo động lực cho con ở những lần làm nhiêm vụ tiếp theo. Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con của mình không phải là những đứa trẻ biết tự giác hay biết tự tạo động lực cho bản thân vì kỹ năng này ba mẹ hoàn toàn có thể từng bước rèn luyện cho con.
Để tìm ra đâu là cách tạo động lực tốt để áp dụng cho con mình, ba mẹ hãy tham khảo những hướng dẫn bên dưới nhé.


🍀1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Ba mẹ giúp con thiết lập mục tiêu bằng một danh sách các việc cần làm hay các nhiệm vụ mà con cần hoàn thành trong thời gian gần. Ngoài ra, một danh sách khác của các việc phải làm trong thời gian xa hơn cũng cần phải lập ra rõ ràng. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng những mục tiêu mình đưa ra cho con là khả thi, phù hợp với khả năng và kỹ năng hiện tại của con mà không phải là những mục tiêu quá lớn, vượt khỏi khả năng của con. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét các mục tiêu sao cho có một ít tính thách thức để con phải nỗ lực hoàn thành.
🍀2. Xây dựng kế hoạch chi tiết
Ba me giúp con xây dựng chiến lược để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch nên chi tiết với từng bước tuần tự mà con có thể làm theo. Ba mẹ lưu ý tránh giúp con làm các bước hướng dẫn trong kế hoạch mà chỉ đóng vai trò gợi ý và để cho con suy nghĩ về bước tiếp theo mà con cần làm nếu muốn hoàn tất các nhiệm vụ đó.
🍀3.Khen ngợi đúng cách khi con hoàn thành
Ba mẹ hãy động viên, khen ngợi khi con đã nỗ lực hoành thành nhiệm vụ để con biết ba mẹ đã tự hào về con như thế nào. Phần thưởng lớn nhất dành cho con chính là sự tự hào của ba mẹ và sự khuyến khích cảm giác thành công ở con mà không phải là bất cứ vật chất nào.
🍀4.Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
Ba mẹ giúp con hiểu không phải mọi sự cạnh canh đều là không tốt. Một chút cạnh tranh lành mạnh và tích cực được xem như một loại động lực giúp con vượt qua trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hay hoạt động nào đó mà không phải là kiểu cạnh tranh hơn thua hay nhắm vào điểm yếu của đối phương.
🍀5.Động viên tinh thần
Ba mẹ hãy cho con thấy ba mẹ tin tưởng vào con như thế nào và nói với con rằng mọi việc con đang làm tốt như thế nào và ba mẹ tự hào về điều đó. Ba mẹ tránh việc lo lắng hay nghi ngờ không biết con có thể hoàn thành tốt một công việc nào đó hay không, những lo lắng của ba mẹ đôi khi vô tình trở thành áp lực hay có thể làm con nản chí vì cho rằng đó là việc quá khó để hoàn thành.
🍀6.Lựa chọn điều con yêu thích
Ba mẹ hãy nhận biết những sở thích của con vì con sẽ có khả năng sẽ hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ hay công việc có liên quan đến những sở thích này. Ba mẹ hãy nói chuyện với con về chúng và hơn hết là lắng nghe con để con hiểu rằng ba mẹ luôn quan tâm đến con và con hoàn toàn có thể thoái mái nói về những sở thích của mình. Và ba mẹ sẽ có thể giúp con lồng nghép các sở thích cá nhân vào các hoạt động con cần thực hiện để tạo động lực cho con hoàn thành.
🍀7.Duy trì tính tích cực
Ba mẹ giúp con duy trì khía cạnh tích cực và lạc quan của mọi vấn đề nhằm giúp con từ bỏ sự nản chí. Bản thân ba mẹ sẽ là tấm gương của tính tích cực đối với các con, nếu con nhìn thấy nỗi sợ hãi, nghi ngờ hay thiếu tự tin trong ba mẹ thì con cũng sẽ mất đi sự tự tin. Nguồn năng lượng tích cực sẽ thúc đẩy con tiếp tục thực hiện những công việc khó khăn còn dang dở và thúc đẩy cảm giác thoả sức vì những nỗ lực đã bỏ ra.
🍀8.Kiến tạo một chút áp lực
Trong một số trường hơp, ba mẹ có thể tạo một chút áp lực nhỏ để con phấn đấu. Đây được xem như một hình thức của việc tạo động lực cho những nhiệm vụ hay hoạt động của con mà không làm cho con mất tinh thần. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần phải hiểu mức độ tâm lý của con để kiến tạo loại áp lực và mức độ áp lực vừa phải, phù hợp.

Các tin khác
Góc cha mẹ

Thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ của trẻ và vấn đề thường gặp

Trong thời kỳ nhạy cảm này, chúng ta phải nên cẩn trọng để tạo cho trẻ một môi trường ngôn…

Tổng hợp các kênh youtube học tiếng anh hiệu quả cho bé

☘Trong thời gian các con còn đang nghỉ học ở nhà do dịch bệnh, ba mẹ có thể tham khảo…

Dạy con từ khi 1 tuổi, những lợi ích bố mẹ không ngờ

DẠY CON TỪ KHI 1 TUỔI, NHỮNG LỢI ÍCH BỐ MẸ KHÔNG NGỜ Dạy trẻ từ 1 tuổi là một…

Những điều bố mẹ nhật không bao giờ làm với con

NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ NHẬT KHÔNG BAO GIỜ LÀM VỚI CON Dưới đây là những điều mà bố mẹ Nhật…

Xu hướng nuôi dạy trẻ của tương lai, bố mẹ nào cũng cần biết

XU HƯỚNG NUÔI DẠY TRẺ CỦA TƯƠNG LAI, BỐ MẸ NÀO CŨNG CẦN BIẾT Mỗi bậc làm cha mẹ có…

Trẻ được giáo dục tốt khi cha mẹ nhận thức tốt

TRẺ ĐƯỢC GIÁO DỤC TỐT KHI CHA MẸ NHẬN THỨC TỐT Chỉ khi cha mẹ có nhận thức về phương…

Bí quyết dạy con tự lập cho bố mẹ việt

BÍ QUYẾT DẠY CON TỰ LẬP CHO BỐ MẸ VIỆT Trong vài năm gần đây, vấn đề dạy con tự…
Call Now Button